Shop lan hồ điệp quận Cầu Giấy, Hà Nội - Shop hoa lan Thiên Hương
Shop lan hồ điệp Cầu Giấy - Hà Nội nhận thấy Lan Hồ Điệp ngày nay càng trở nên phổ biến trong mọi dịp lễ hội, đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán. Ngoài vẻ đẹp lộng lẫy và sang trọng, Lan Hồ Điệp càng được ưa chuộng bởi độ bền mà khó loại Hoa Lan nào sánh bằng. Tuy nhiên, với ai đã từng yêu hoa, đã từng sử dụng Lan Hồ Điệp sẽ hiểu rõ: "thương hiệu" mới là yếu tố quyết định độ bền của hoa. Tại Shop lan hồ điệp Hà Nội quận Cầu Giấy, bạn có thể chọn mua Lan Hồ Điệp mà không phải lo ngại về chất lượng đã được cam kết bảo hành. Quý Khách có thể mua chậu thô về tự tay trưng bày hoặc có thể sử dụng dịch vụ kết chậu theo yêu cầu. shop lan hồ điệp Cầu Giấy - Hà Nội cung cấp dịch vụ kết chậu Lan Hồ Điệp, cung cấp chậu gỗ/chậu sứ cao cấp & phụ kiện trang trí; giao hoa quà tặng tận nơi theo yêu cầu.
Trước tiên bạn hãy tham khảo Cửa hàng hoa lan quận Cầu Giấy - Hà Nội
Địa chỉ: Số 44, phố Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline/zalo/Facebook: 0915.14.54.39 - Ms. Tuyết Mến
KỸ THUẬT TRỒNG LAN HỒ ĐIỆP - MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN LƯU Ý
1. Nhiệt độ & độ ẩm:
Lan Hồ Điệp là loài Lan của vùng nhiệt đới, mà sự sinh trưởng của chúng chịu ảnh hưởng của 2 mùa nắng mưa rõ rệt. Tuy nhiên, Lan Hồ Điệp chỉ xuất hiện ở các vùng rừng ẩm hoặc ven suối-nơi không có sự biến động đáng kể về độ ẩm giữa mùa mưa & mùa khô nơi Hồ Điệp sinh sống. Vì thế, Lan Hồ Điệp không có mùa nghỉ, mặc dù do sự bất lợi về thời tiết trong mùa khô làm cây Hồ Điệp có sự tăng trưởng chậm hơn chút ít so với mùa mưa trong điều kiện tự nhiên.
Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của Hồ Điệp vào ban ngày từ 22-25oC & 18-20oC vào ban đêm. Tuy nhiên, Hồ Điệp là loài lan có khả năng chịu nắng cao so với nhiều loại Lan khác nên chúng cũng có khả năng chịu được nhiệt độ tối đa ban ngày lên đến 35oC & 25oC vào ban đêm. Điều lưu ý là nhiệt độ tối thiểu của ngày & đêm là giới hạn quan trọng của Lan Hồ Điệp. Theo nghiên cứu của De Vries (1953), cây Phalaenopsis Schilleriana ở Indonesia chỉ trổ hoa khi nhiệt độ ban đêm xuống dưới 21oC. Theo kết quả báo cáo cùa bà Trần Thanh Vân (1974), 2 loài Phalaenopsis amabilis & P.sehilleriana dưới một năm tuổi trổ hoa trong khí hậu dài với điều kiện nhiệt độ 20oC vào ban ngày & 17oC vào ban đêm.
Ẩm độ tối thiểu cần thiết là 60%. Với điều kiện ẩm độ này, đất nước ta đủ thỏa mãn với những yêu cầu tốt nhất vì đây là ẩm độ của những ngày thấp nhất trong mùa khô.
2.Ánh sáng:
Lan Hồ Điệp là loài Lan có độ biến thiên khá rộng về ánh sáng, khoảng 5.000-15000 lm/m2, ánh sáng hữu hiệu cho loài này là 30%. Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp. Đây là loài Lan duy nhất chịu được ánh sáng yếu, nhưng không nên vì thế mà đặt Lan Hồ Điệp vào chỗ quá râm mát vì cây sẽ yếu. Ánh sáng cũng rất cần thiết cho sự sinh trưởng & trổ hoa.
Hồ Điệp với bộ lá màu xanh đậm chưa phải là cây lý tưởng cho việc ra hoa, hơn nữa cây trồng trong điều kiện này có khả năng kháng bệnh kém. Cây lan được đặt nơi có ánh sáng khuyếch tán vừa phải, có bộ lá màu xanh ánh nhẹ màu vàng là tốt nhất.
Ở Việt nam, nếu cây Lan Hồ Điệp được trồng với 12h chiếu sáng trong ngày, trong đó khoảng 1-2h cây nhận được ánh sáng trực tiếp, cây sẽ phát triển tốt. Ít trường hợp cây Hồ Điệp bị chết vì nắng trừ trường hợp bạn để cây lan bị chiếu sáng trực tiếp suốt 12h trong ngày. Khi đó cây sẽ bị những vết bỏng do cháy lá, đây là cửa ngõ xâm nhập của nấm bệnh & virus. Tốt nhất là tạo cho Lan Hồ Điệp một ánh sáng gần như khuyếch tán. Các loại tôn nhựa hay tưới nylon thưa là lựa chọn tốt nhất cho Vườn Lan Hồ Điệp của bạn.
Nếu chỉ trồng với mục đích tiêu khiển, bạn có thể treo giò lan ở mái hiên hoặc ban công nhà - nơi có ánh sáng khuyếch tán hoặc có ánh nắng chiếu trực tiếp 1-2h buổi sáng là tốt nhất.
3.Tưới nước:
Lan Hồ Điệp là loải đơn thân, không có giả hành nên không thể dự trữ nước. Hơn nữa, đây là loài lan có bản lá rộng, diện tích thoát hơi nước qua lá là khá lớn & chúng không có mùa nghỉ nên chúng ta cần phải cung cấp môt lượng nước vừa đủ & thường xuyên quanh năm. Tùy theo giá thể mà chúng ta tưới cho phù hợp. Thời gian tưới tốt nhất để tưới là khoảng 9h sáng hoặc 3h chiều trong ngày để đảm bảo nước trên lá bốc hơi nhanh & không đọng lại qua đêm trên nách lá gây ra tình trạng thối rửa. Để tránh tình trạng này, định kỳ 7-10 ngày vào mùa mưa hoặc 1 tháng vào mùa khô ta nên pha Kusamin, Dithane M45, Maned, Captan... vào nước tưới với nồng độ hướng dẫn trên bao bì để phòng ngừa. Nên nhớ, Lan Hồ Điệp thích hợp với giá thể & nước tưới có độ pH rất thấp (pH=5.2) vì vậy nên dùng axit photphoric để giảm pH của nước.
Ở nước ta, vào mùa mưa Hồ Điệp tăng trưởng mạnh hơn, nhưng những giọt mưa nặng hạt lại rất nguy hiểm vì có thể làm dập hay xay sát lá, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh làm chết cây. Tốt nhất Vườn Hồ Điệp nên được thiết kế có mái che, tôn nhựa màu xanh vừa có thể che mưa, vừa tạo được ánh sáng khuyếch tán rất lý tưởng.
Vào mùa khô, độ ẩm trong không khí giảm đi đáng kể, ta phải duy trì thậm chí phải tăng lượng tưới để duy trì độ ẩm cho Lan Hồ Điệp phát triển liên tục. Nếu cây có trạng trái thiếu nước, bạn nên chuyển cây sang vị trí khác có ẩm đô cao hơn, hoặc tăng số lần tưới lên. Một lần tưới bổ sung vào giữa trưa rất thích hợp cho sự phát triển của Lan Hồ Điệp.
4.Bón Phân:
Vườn Lan Hồ Điệp cần phải được bón phân suốt năm. Phân phải được bón định kỳ & đều đặn 7-10 ngày/lần. Vì Hồ Điệp là loại lan không dự trữ được chất dinh dưỡng nên có thể tưới phân với chu kỳ ngắn hơn & nồng độ phân có thể giảm đi.
Ngoài việc cung cấp phân vô cơ, ta có thể sử dụng thêm phân hữa cơ + thuốc ngừa nấm để phun xen kẽ với phân vô cơ. Trong quá trình sinh trưởng, nếu nhận thấy bộ rễ của Lan chưa được hoàn thiện, ta có thể phun thêm B1 hay các loại kích thích tố khác để gây sự mọc rễ như ANA, loại này ít độc cho cây, có thể phun 2-3 lần trong 1 năm với nồng độ 1 phần triệu (1ppm)